Giỏ hàng

NHU CẦU CỦA TRẺ SINH NON

Nếu em bé ra đời quá sớm sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Điều quan trọng nhất trong lúc này là cha mẹ cần bình tĩnh, hiểu rõ những vấn đề đang và sẽ gặp phải để có thể chăm sóc cho em bé thật tốt.

1. Thế nào là sinh non?

Trẻ sinh non khi chào đời từ 28 - 37 tuần thai kỳ. Trẻ sinh càng non, các nguy cơ sức khỏe càng nghiêm trọng, Trong đó có những biểu hiện như:

  • Trẻ nhẹ cân.
  • Phổi trẻ chưa trưởng thành nên dễ bị suy hô hấp và tử vong. Nếu trẻ sống được cũng dễ mắc các bệnh hô hấp về sau như viêm phổi, viêm phế quản...
  • Trẻ chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần. Dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, mù, điếc, câm...

Ngoài ra, khi lớn lên trẻ thường bị những di chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng và thường là gánh nặng về tâm lý và tài chính cho cha mẹ.

Mẹ có thể chẩn đoán sớm cơn chuyển dạ sinh non qua các dấu hiệu như: Nặng bụng hoặc đau bụng; Ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung; Đau thắt lưng, đau quặn bụng có thể kèm tiêu chảy....

2. Chăm sóc trẻ sinh non

Trẻ sinh non có thể cần tới sự chăm sóc đặc biệt, cha mẹ cần phải bình tĩnh, sau đó tìm hiểu thông tin để có thể chăm sóc cho em bé:

  • Trao đổi với bác sĩ để biết tình trạng của em bé: Sự thiếu hiểu biết sẽ làm tăng thêm nỗi lo lắng và sợ hãi. Đơn vị hồi sức sơ sinh có rất nhiều trang thiết bị, nếu có vấn đề gì băn khoăn đừng ngại ngần trao đổi với bác sĩ, bởi càng hiểu biết nhiều thì càng bớt lo lắng và càng dễ chấp nhận, giải quyết tình hình.
  • Thông báo các dấu hiệu cho bác sĩ: Nếu thấy em bé có bất kì dấu hiệu hay triệu chứng gì bất thường, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
  • Chuẩn bị sữa mẹ cho em bé: Sữa mẹ chứa rất nhiều protein cần thiết cho em bé phát triển cũng như giúp em bé chống lại sự nhiễm khuẩn. Trẻ sinh non có thể chưa bú mẹ hay bú bình ngay được, nhưng vẫn có cách khác để cho trẻ ăn sữa mẹ. Ngoài ra người mẹ có thể trữ đông sữa để sử dụng sau này.
  • Trẻ sinh non cần được ăn càng sớm càng tốt sau khi chào đời. Mỗi ngày trẻ cần ăn từ 6 tới 8 lần. Hãy tham vấn bác sĩ về những thành phần bổ sung (nếu cần) cho trẻ (ví dụ như bổ sung vitamin, thức ăn công thức cho trẻ sinh non,..)
Một trong những dòng sữa công thức tốt nhất cho trẻ sinh non được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng phải kể đến Pre Nan.
Sữa Pre Nan đến từ thương hiệu Nestle là công thức đặc chế giúp cung cấp lượng chất dinh dưỡng hợp lý đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh của trẻ nhẹ cân hoặc thiếu tháng từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ được 5kg. Đây là một trong những sản phẩm sữa bột cho bé thiếu thángthiếu cân (nhẹ cân) được rất nhiều bà mẹ ưa chuộng và lựa chọn. Pre Nan (Nga) mang đến nguồn đạm Whey cùng chất béo MCT dễ hấp thu, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và cần thiết cho sự tăng trưởng về thể chất, cân nặng. Thành phần dinh dưỡng trong Pre Nan còn bổ sung DHA, ARA hỗ trợ sự phát triển tốt hơn về trí não và thị giác cho bé ngay trong giai đoạn đầu đời.

SỮA PRE NAN CỦA NGA DÀNH CHO TRẺ SINH NON

  • Dành thời gian với em bé: Trò chuyện, kể chuyện với em bé cũng rất cần thiết. Nếu được, hãy ôm bé vào lòng, hoặc có thể áp dụng phương pháp da kề da cho bé. Hãy học cách cho bé ăn, ôm ấp, vỗ về bé.
  • Nếu sợ làm ảnh hưởng tới các dụng cụ, trang thiết bị của bé (như ống nội khí quản, dây nối với monitor theo dõi,...), hãy nhờ sự giúp đỡ từ các bác sĩ, điều dưỡng. Hãy để những thời khắc bên bé luôn tràn ngập yêu thương và hạnh phúc.

TRẺ SINH NON

3. Cha mẹ cũng cần tự chăm sóc bản thân

Dù tất cả mọi sự quan tâm chăm sóc hiện giờ đều dồn hết cho em bé, nhưng cha mẹ cũng đừng quên rằng bản thân mình cũng cần được chăm sóc. Cha mẹ khỏe mạnh mới có thể chăm sóc tốt nhất cho em bé.

  • Dành thời gian để tự phục hồi: Hãy cố dành thời gian để bản thân có thể phục hồi, hãy ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi khi có thể. Đôi khi hoạt động thể chất cũng có thể làm bản thân cảm thấy khá hơn.
  • Hiểu cảm xúc của bản thân: Hạnh phúc, vui, buồn, tức giận, lo âu,... rất nhiều cung bậc cảm xúc sẽ có thể diễn ra. Trước một sự việc, mỗi người sẽ có phản ứng và cảm xúc khác nhau. Hai vợ chồng nên cảm thông, chia sẻ để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
  • Tranh thủ nghỉ ngơi: Những lúc không ở bệnh viện, hãy tranh thủ thời gian để nghỉ ngơi. Cân bằng giữa thời gian ở viện với thời gian nghỉ ngơi tại nhà là vô cùng quan trọng.
  • Quan tâm tới cả anh/chị của bé: Hãy cố gắng giải thích với đứa con lớn (nếu có) rằng em bé đang bệnh và cần có nhiều sự chăm sóc, đừng để chúng cảm thấy bản thân bị bỏ rơi, cũng đừng để chúng nghĩ rằng em bé bị bệnh là lỗi do chúng. Nếu được phép, hãy cho chúng cùng vào thăm em bé.
  • Chấp nhận sự giúp đỡ: Hãy để bạn bè, người thân cùng chung tay giúp đỡ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

4. Đưa em bé trở về nhà

Thời điểm em bé xuất viện là một khoảnh khắc khó quên. Lúc này, tất cả mọi lo âu, muộn phiền đều tan biến, cảm giác chủ đạo là nhẹ nhõm, vui sướng, hạnh phúc. Hãy nhớ, càng dành nhiều thời gian bên em bé thì sẽ càng hiểu rõ hơn về bé, và sợi dây liên kết với bé sẽ ngày càng mạnh hơn.

  • Hiểu được nhu cầu của em bé: Hãy chắc chắn nắm rõ tất cả các chỉ định y khoa của bé (thuốc điều trị và cách sử dụng, cách theo dõi bé, cách cho bé thở ô xy,...). Đừng bao giờ quên thời điểm tái khám của bé cũng như cách liên lạc với bác sĩ ngay khi có sự cố bất thường xảy ra.
  • Tìm sự hỗ trợ tại địa phương: nếu không may em bé bị khiếm khuyết, hãy tìm sự trợ giúp có thể từ các bệnh viện, trung tâm, tổ chức,... tại địa phương.
  • Với trẻ sinh non, có một chỉ số dùng để đánh giá độ trưởng thành của trẻ, đó là tuổi hiệu chỉnh. Tuổi hiệu chỉnh được tính bằng cách lấy số tuần tuổi của trẻ trừ đi số tuần mà trẻ sinh non, ví dụ: trẻ sinh non trước 8 tuần, giờ trẻ đã 24 tuần tuổi, vậy tuổi hiệu chỉnh của trẻ lúc này là 16 tuần tuổi.